Ông Vũ Quang Long, Giám đốc công ty cho biết: Công ty TNHH Hoàng Đạt thành lập năm 2009. Ngày mới thành lập, công ty chỉ cung ứng các loại gạo thông thường cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố lân cận. Năm 2017, nhận thấy lợi thế, tiềm năng sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh và nhu cầu sử dụng các loại gạo chất lượng cao của người dân, công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng mở rộng nhà xưởng trên 10.000m2; đầu tư dây chuyền xay xát lúa gạo theo công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam với công suất trên 200 tấn/ngày. Đồng thời, tập trung triển khai dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất lúa gạo an toàn theo chuỗi liên kết giá trị.
Theo ông Long, thực tế lúa gạo Việt Nam nói chung, của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng không thua kém bất cứ quốc gia sản xuất lúa gạo nào trên thế giới, nhưng có một thời gian dài, gạo Việt bị lép vế gạo Thái Lan bởi mẫu mã sản phẩm. Góp phần giải quyết bài toán này, Công ty TNHH Hoàng Đạt tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất gạo hiện đại theo công nghệ của Đức, gồm: Máy tách màu hạt gạo, máy đánh bóng, máy nén khí... Tất cả các loại gạo sau khi được tách màu, đánh bóng sẽ được đóng bao bì, in logo của công ty, bảo đảm thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, để tiết kiệm chi phí sản xuất và tận dụng được nguồn trấu sẵn có, công ty đã đầu tư thêm dây chuyền hiện đại chế biến các sản phẩm phụ như cám trấu được nén chặt thành củi trấu dùng để đun nấu và chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm theo quy trình khép kín. Hiện các sản phẩm gạo ăn cao cấp, gạo làm bún, bánh, gạo tấm, gạo rượu, cám, củi trấu của công ty đã có mặt trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hướng đến mục tiêu xuất khẩu, Công ty TNHH Hoàng Đạt sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tất cả các khâu hoạt động của nhà máy. Cùng với đó, nhân rộng mô ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất lúa gạo an toàn theo chuỗi liên kết giá trị. Thực hiện hỗ trợ giống, vật tư và cam kết bao tiêu sản phẩm lúa gạo cho bà con nông dân, góp phần nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Cũng là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ số trong quản lý, chế biến sản phẩm nông nghiệp, những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần Thực phẩm Điện Biên (DBFood), thành phố Phúc Yên không ngừng phát triển, nhất là năm 2023 khi công ty nhận Giải đặc biệt tại cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa với Dự án Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và phát triển sữa gạo lứt hữu cơ do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.
Chị Hoàng Thị Thùy Linh, Phó Tổng Giám đốc công ty cho biết: Công ty cổ phần Thực phẩm Điên Biên được thành lập và đi vào hoạt động năm 2019 trên sự chuyển giao công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Nông sản thực phẩm sinh thái Điện Biên. 4 năm đầu thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty rất khó khăn. Trung bình mỗi ngày, công ty chỉ có 30 - 40 đơn hàng. Tuy nhiên, từ tháng 10/2023, nhờ tiếng vang của cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa, số lượng đơn đặt hàng của công ty tăng gấp 4, gấp 5 lần so với trước, đưa tổng doanh thu tăng gần 20% kế hoạch năm và tăng 40% so với năm 2022.
Để khẳng định chỗ đứng trên thị trường, tất cả các sản phẩm DBFood đều làm từ nguyên liệu gạo trồng và chăm sóc theo quy trình VietGap. Trong quá trình chế biến, công ty sẽ không tiến hành rang gạo theo cách thông thường mà thực hiện chiết tách nano nhằm giữ nguyên những thành phần dinh dưỡng của lớp màng gạo, tạo ra các sản phẩm gạo lứt chất lượng, khác biệt trên thị trường.
Hiện công ty có 9 sản phẩm chế biến từ gạo lứt được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, như: Bột sữa gạo lứt sinh thái Điện Biên vị mặn, bột sữa gạp lứt sinh thái Điện Biên vị ngọt, bột sữa gạp lứt sinh thái Điện Biên dành cho người ăn kiếng; sản phẩm sữa gạo lứt sinh thái Điện Biên dạng nước đóng chai; trà gạo lứt nguyên hạt hoa bách hợp, trà gạo lứt nguyên hạt hoa đậu biếc, trà gạo lứt nguyên hạt cây chùm ngây…
Với chiến lược kinh doanh là lấy khách hàng làm trung tâm và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, các sản phẩm của DBFood đã được tiêu thụ rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước, với sản lượng bình quân từ 800 - 1.500 hộp sản phẩm/ngày.
Thực hiện tiêu chí xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các huyện nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai 13 chương trình, kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Kết quả bước đầu triển khai cho thấy, các mô hình chuỗi liên kết đã làm thay đổi tư duy sản xuất, đem lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia, nhất là đối với bà con nông dân. Chẳng hạn như Công ty TNHH Sản xuất và Phân phối nông sản sạch OFP, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc. Trên diện tích thâm canh 3,9 ha/vụ, công ty đã trồng luân canh gối vụ các loại rau theo chuẩn VietGAP; ứng dụng công nghệ số trong tất cả các khâu, từ làm đất, tưới tiêu, sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển. Với chất lượng rau, củ, quả tốt, mỗi ngày, công ty cung cấp khoảng 1 tấn rau, củ, quả an toàn cho các bếp ăn trường học, doanh nghiệp, siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Hướng tới sức khỏe người tiêu dùng, công ty đã xây dựng thành công kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ và đã được cấp Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 - 2 : 2017 đối với 10 loại rau, củ, quả. Đồng thời, đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau, củ, quả, bảo đảm an toàn theo chuẩn ISO 22000 : 2018. Các sản phẩm sau khi sơ chế, đóng gói được dán tem gắn mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm, với giá bán cao hơn 15 - 20% so với sản phẩm cùng loại của người dân sản xuất tự do và lợi nhuận bình quân 1 ha đạt gần 140 triệu đồng/vụ.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong chế biến nông sản nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, đối với lĩnh vực chế biến nông sản, tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Cùng với đó, khuyến khích phát triển, ứng dụng công nghệ số trong chế biến sâu, chế biến tinh, trong từng khâu sản xuất, giảm xuất khẩu sản phẩm thô. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành.
Đặc biệt, ngành Nông nghiệp Vĩnh Phúc sẽ áp dụng đầy đủ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật trong sản xuất và chế biến nông sản, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Thanh Nga (Cổng Thông tin-Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Vĩnh Phúc: Ứng dụng công nghệ số trong chế biến nông sảnSau khi nhận được tin báo, Công an huyện Như Xuân đã phối hợp với các đơn vị liên quan bắt giữ Lê Văn Vỹ (SN 1995), Lý Hoàng Diệu (SN 2000 tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), Trương Công Hay (SN 1995), Nguyễn Thế Hiển (SN 1993, tại huyện Duy Xuyên , tỉnh Quảng Nam).
Tang vật thu giữ gồm 13 điện thoại di động, 25 sim thẻ, 5 tài khoản ngân hàng, 1 máy tính xách tay và nhiều đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, thủ đoạn hoạt động của bọn chúng là thiết kế giao diện giả mạo của một số ngân hàng. Sau đó, các đối tượng giả danh là nhân viên ngân hàng gọi điện để liên lạc, thông báo tài khoản của họ đang gặp sự cố do lỗi hoặc bị khóa...
Để khắc phục sự cố này, các đối tượng đã gửi cho chủ tài khoản một đường link giả mạo là website ngân hàng và yêu nhập các thông tin tài khoản, mật khẩu, cung cấp mã OTP.
Sau đó, các đối tượng đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân của chủ tài khoản rồi chiếm đoạt quyền đăng nhập tài khoản để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác để chiếm đoạt.
Tính từ năm 2019 đến khi bị bắt, các đối tượng đã chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng của khách hàng trên cả nước.
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
" alt=""/>Bắt 4 đối tượng lập trang web giả chiếm đoạt hơn 5 tỷHai năm trước, tôi và nhóm bạn lũ lượt đi đăng ký học lái ô tô.
Giống như nhiều người khác, tôi lựa chọn học và thi bằng lái B2 để có thể sử dụng cả xe số sàn và số tự động. Quá trình học và thi khá suôn sẻ, tôi được thày dạy lái khen là tiếp thu nhanh, có năng khiếu lái xe. Kết quả bài thi sa hình của tôi cũng khá tốt, đạt 95/100 điểm, chỉ bị trừ điểm lỗi nhỏ khi lái xe chạm mép hàng đinh.
Tuy nhiên, sau khi thi xong bằng lái, vì không có xe riêng nên tôi hầu như không có cơ hội cầm lại vô lăng.
Một số lần cần sử dụng đến ô tô nhưng cũng ngặt vì kinh nghiệm lái chưa nhiều nên tôi chưa dám mượn xe của người khác hoặc chưa tự tin thuê xe tự lái một mình.
Ngoài ra, tôi cảm thấy tình trạng giao thông như ở Hà Nội chỉ thích hợp với những người đã biết lái từ lâu. Những người mới học lái như tôi mà gặp tắc đường thì chỉ có nước đứng yên chịu trận.
Dần dần, tôi quên béng những gì đã được học ở trường lái xe. Thành thật mà nói, kỹ năng lái xe của tôi bây giờ cũng chỉ ngang với người mới học lái. Dù vậy, nếu có ai hỏi tôi vẫn nhận mình là người biết lái xe, có bằng lái.
Chính điều này đôi khi cũng dẫn đến một số tình huống khóc dở, mếu dở.
Có lần, một chị đồng nghiệp cùng công ty nhờ tôi đánh giúp chiếc ô tô vào bãi đậu xe. Do trước đó từng "nổ" với các đồng nghiệp rằng việc lái xe "dễ như ăn kẹo", cùng với sự ga-lăng trỗi dậy khi được phụ nữ nhờ, tôi hiên ngang cầm chìa khóa tiến đến chiếc xe.
Bãi đỗ xe của công ty cũng không quá chật, nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên tôi loay hoay tiến lên, lùi xuống đến cả chục "đỏ" mà vẫn không thể đưa được xe vào đúng vị trí dù chú bảo vệ đã đứng ra làm hoa tiêu, chỉ dẫn hết cỡ.
Cuối cùng, tôi đành phải xuống xe để nhờ một người khác thực hiện giúp. Trước ánh mắt của mọi người, nhất là của chị đồng nghiệp và chú bảo vệ tôi chỉ mong chui xuống đất để đỡ xấu hổ.
![]() |
Dù đã có bằng lái nhưng tôi vẫn đang phải nhờ người bổ túc với giá 500 nghìn/buổi. Ảnh minh họa. |
Kể từ vụ nhớ đời đó, tôi tuyệt nhiên không dám nhắc đến việc có bằng lái nữa. Thời gian này, tôi cũng đang thuê xe, nhờ người hướng dẫn bổ túc vào các ngày cuối tuần để có thêm kinh nghiệm thực tế khi tham gia giao thông.
Và đây cũng không phải trường hợp của riêng tôi, trong nhóm bạn cùng thi bằng lái xe cũng có người gặp tình trạng tương tự. Vì vậy, tôi có ý kiến cho rằng nếu thật sự không có nhiều cơ hội sử dụng ô tô thì cũng không cần phải quá gấp gáp trong việc thi bằng lái, kẻo lại gặp tình trạng “bằng cất tủ” và có những tình huống "toát mồ hôi" giống như tôi.
Độc giả Hải Nam (Đống Đa, Hà Nội)
Theo bạn, với tình trạng người có bằng lái xe nhưng "cất tủ" thường xuyên, cả năm lái đôi lần, liệu có an toàn khi ra đường? Có giải pháp nào cho tình trạng trên để đảm bảo ATGT? Trân trọng mời bạn đọc chia sẻ ý kiến về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Khi ở Việt Nam, hàng ngày tôi vẫn lái xe đi làm, nhưng khi sang Nhật công tác và lái xe bên này, tôi vẫn có cảm giác không an toàn. Người Nhật đã nghĩ ra chiếc phù hiệu rất hay dành riêng cho lái mới.
" alt=""/>Bằng lái cất tủ: Tôi ngượng ngùng khi bị người khác nhờ lái xe